|
  • :
  • :

Kết nối, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Ngày 9-8, ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh), cho biết, trong vụ mùa năm 2021, trên địa bàn huyện có khoảng 2.700ha trồng cây bưởi Phúc Trạch.

 

Bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê (Hà Tĩnh) sắp được thu hoạch.
Bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê (Hà Tĩnh) sắp được thu hoạch.

Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp trực tuyến với các địa phương và ngành chức năng, cơ sở sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch bàn giải pháp nhằm kết nối, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch được thuận lợi, hiệu quả trong thời điểm khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, ngành chức năng đã làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan để triển khai xây dựng gian hàng bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ở Việt Nam nhằm quảng bá, cung ứng sản phẩm đặc sản cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hương Khê là “vựa” trồng bưởi Phúc Trạch đặc sản nổi tiếng và lớn nhất ở tỉnh Hà Tĩnh. Đây là cây trồng chủ lực của địa phương, trong đó các xã có diện tích lớn là Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Thủy, Hương Giang… Vụ mùa năm 2020, toàn huyện có khoảng 2.700ha bưởi Phúc Trạch, sản lượng khoảng 21.000 tấn quả với giá trị kinh tế khoảng 690 tỷ đồng.

* Sở Công thương tỉnh Long An vừa cho biết, tỉnh Long An đang tập trung hỗ trợ các hộ kinh doanh, hợp tác xã... đẩy mạnh giới thiệu và bán sản phẩm nông sản trên mạng, tạo thêm kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của địa phương.

Theo đó, với việc tiếp cận kênh bán online trong nước, đến nay sản phẩm gạo đã có mặt tại nhiều kênh thương mại điện tử quốc tế như Alibaba, Amazon… Một số sản phẩm khác như chuối, chanh, thanh long cũng được xúc tiến đưa lên sàn để quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Bà Châu Thị Lệ, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, cho biết, thời gian tới, tỉnh Long An sẽ tiếp tục phối hợp với các sàn thương mại điện tử triển khai đóng hàng theo quy cách ngay tại địa phương và đưa lên sàn, sau đó điều phối sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng.

Hiện, việc đưa hàng hóa lên sàn đang nhờ Hiệp hội Thương mại điện tử và Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh triển khai. Dự kiến, trong quý 4-2021, Long An sẽ tổ chức đào tạo, phát triển khoảng 100 nhân lực phục vụ, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.

Thông qua sàn thương mại điện tử, nhiều sản phẩm chế biến nông sản như nước ép trái cây, thanh long sấy khô, chuối, gạo đã có đơn hàng từ nước ngoài. Riêng sản phẩm chế biến tươi như lạp xưởng, nem nướng, cá đồng... của các cơ sở nhỏ lẻ cũng cải thiện được tình hình tiêu thụ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp, HTX thay đổi phương thức cung ứng phù hợp với tình hình mới.

 

Nguồn: http://nongthonviet.com.vn/nong-nghiep/cau-chuyen-nong-nghiep/202108/ket-noi-dua-nong-san-len-san-thuong-mai-dien-tu-780273/
Tin liên quan
Chưa có thông tin