Tin hot

Mùa đào củ nghệ của đồng bào Cơ Tu


Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

Tại xã Mà Cooih (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) giữa trưa nắng của ngày hè tháng 4, hàng chục người dân đồng bào Cơ Tu lại tay xách, nách mang nào bì, gùi, rổ, dao... hì hục đào củ nghệ vàng kiếm thêm thu nhập.

Mùa đào củ nghệ kiếm thêm thu nhập của đồng bào Cơ Tu
Đồng bào Cơ Tu tại Quảng Nam đào củ nghệ nhằm kiếm thêm thu nhập

Theo anh A lăng Êm (sinh năm 1994, thôn Dốc Gợp, xã Kà Dăng, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), củ nghệ vàng được đồng bào trồng tại bìa rừng, hoặc xen lẫn tại ruộng bắp, đậu đã 2 năm, đến mùa nghệ già có thể thu hoạch các thương lái sẽ tìm đến đặt hàng.

"Củ nghệ được mọi người trồng tại bìa rừng hoặc xen lẫn ruộng bắp, đậu, cứ 2 năm sẽ thu hoạch 1 lần. Nếu như lúc trước phải trèo rừng, lội suối nhiều cây số đào củ nghệ thì nay đã có đường bê tông đi vào chân đồi để người dân có thể đi xe máy vào, thuận tiện hơn. Thường người dưới xuôi sẽ lên đây thu mua, đặt 4 - 5 tạ củ nghệ thì mình mới đi đào, chứ tự đào về không biết bán cho ai", anh Êm cười nói.

Vừa đổ củ nghệ từ gùi vào bì, anh A lăng Toàn (thôn Dốc Gợp, xã Kà Dăng, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho biết, người dân chủ yếu làm nghề khác, tuy nhiên vẫn tranh thủ đi đào củ nghệ vào mỗi buổi sáng, mỗi buổi một người có thể đào được 20-30 kg nghệ, mỗi cân nghệ được thu mua với giá 10.000 đồng. Trung bình mỗi ngày một người có thể kiếm được 200.000 đồng - 300.000 đồng nếu chăm chỉ.

Cứ mỗi mùa nắng về, đồng bào Cơ Tu huyện Đông Giang lại cùng nhau đào nghệ, dần hình thành nếp văn hóa đặc trưng qua nhiều năm. Bà Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND xã Sông Kôn (huyện Đông Giang) cho biết, củ nghệ vàng được người dân đồng bào Cơ Tu trồng trên rừng trên rẫy để sử dụng, tự cung tự cấp chứ chưa buôn bán ra thị trường nhiều.

“Đồng bào Cơ Tu trồng nghệ chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt, xã hội và giao thương với số lượng ít nên người dân chưa tập trung phát triển loại cây này. Thay vào đó, huyện quyết định hướng dẫn bà con trồng cây nghệ đen để phát triển kinh tế vì cây nghệ đen có giá trị dược liệu cao, mang lại giá trị kinh tế lớn hơn cây nghệ vàng”, bà Ngơi cho biết.

Đức Thảo
Tác giả: admin1
Tìm kiếm chúng tôi