Tin hot

Giá tiêu hôm nay 2/3: Hồ tiêu khó chồng khó, liệu có đợt giảm sâu?


Giá tiêu hôm nay 2/3 trong khoảng 63.000 - 65.000 đồng/kg. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 2/2023 đạt 129 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do tác động của lạm phát trên toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng yếu.

Giá tiêu hôm nay 2/3: Hồ tiêu khó chồng khó, liệu có đợt giảm sâu?  

Giá tiêu hôm nay 2/3: Hồ tiêu khó chồng khó, liệu có đợt giảm sâu?  

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 64.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 63.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 63.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 65.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 64.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, giảm 1.000 đồng/kg ở những khu vực còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước có ngày giảm thứ 3 liên tiếp.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.598, giảm 0,06% USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.066 USD/tấn, giảm 0,07%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn.

Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong tháng 2/2023 ước đạt 3,4 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 1/2023. Nguyên nhân do tác động của lạm phát trên toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng yếu.

Trong đó kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 2/2023 đạt 129 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, áp lực ra hàng vụ mới của Việt Nam cũng góp phần đẩy giá tiêu trong nước giảm những ngày qua.

Theo các chuyên gia, người mua đang chờ giá thấp hơn trong khi nông dân và thương lái lại đang găm hàng để chờ giá cao. Thị trường tiếp tục là "sự giằng co" của cung/cầu. Trong cuộc chơi này, bên nào không đủ "kiên nhẫn" sẽ đánh mất lợi thế và quyền quyết định về giá sẽ rơi vào tay bên còn lại.

Các thị trường tiêu thụ hồ tiêu chính của Việt Nam là EU, Mỹ đang giảm mua chờ giá thấp. Trong khi, thị trường Trung Quốc cũng sẽ nương theo khó khăn của các thị trường Mỹ, EU để giữ giá thấp chứ không nâng giá thu mua.

Mặt khác, họ cũng tính toán việc Việt Nam vào vụ mùa thu hoạch, người trồng sẽ bán ra để trả tiền nhân công, trả tiền chi phí để ép giá.

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê Hoàng Phước Bính nhận định, mấy năm vừa qua, sản lượng thừa nên người dân trữ lại trong kho. Đến nay, mới tiêu thụ gần hết lượng hồ tiêu dự trữ.

Khi hàng trong kho được tiêu thụ hết, thị trường có nhu cầu, nguồn cung thiếu chắc chắn sẽ giúp đẩy giá nên. Tuy nhiên, việc này chưa xảy ra tại vụ mùa năm nay. Nếu có kỳ vọng giá tiêu tăng lên thì phải cuối năm 2023, hoặc đầu năm tới.

Nguồn:kinhtedothi.vn Copy link
Tìm kiếm chúng tôi