Tin hot

NHỮNG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI BIA UY TÍN TẠI VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG


Ngành bia là một trong những ngành đang rất phát triển ở Việt Nam, với nhu cầu của người tiêu dùng tăng, cũng như văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Việt, thì thị trường bia Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi nổi và cạnh tranh vô cùng gay gắt của các công ty, nhãn hàng Việt Nam và nước ngoài như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Heineken,… và cùng với 1 số nhãn hàng mới thâm nhập thị trường như bia Sapporo, bia Budwiser,…. đã làm thị trường ngày càng khốc liệt hơn.

Tổng quan ngành bia Việt Nam

Tại Việt Nam, Bia là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giỏ hàng hóa tiêu dùng. Bia chiếm tới 94% tổng tiêu thụ đồ uống có cồn và 31% trong tổng thị trường Đồ uống.

Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm trong giai đoạn 2010-2016.

Tính tới Q2/2017, số lượng nhà máy sản xuất bia và sản xuất đồ uống có công tại Việt Nam lên tới con số 129 nhà máy. Các nhà máy sản xuất bia tập trung chủ yếu ở nhưng thành phố lớn, đông dân cư, trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố có sản lượng bia lớn nhất Việt Nam, lần lượt chiếm 34,69% và 12,64% tổng sản lượng bia.

Nếu xét trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2006 – 2016, Việt Nam cũng là nước có sản lượng bia sản xuất tăng cao nhất Thế giới, đạt 238.8% (trung bình Thế giới chỉ tăng 17.3%), sản lượng tăng từ 1.38 tỷ lít bia (2005) lên 4.67 tỷ lít (2015), từ vị trí 24 lên vị trí thứ 8 toàn cầu.

Tính đến năm 2016, tổng sản lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam là 3,79 tỷ lít, trở thành quốc gia tiêu thụ bia lớn thứ 3 châu Á, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2016, trung bình mỗi người tại Việt Nam tiêu thụ 42 lít bia/năm. Dự đoán tốc độ tiêu thụ bia trong vòng 5 năm tới tại Việt Nam đạt con số 4-5%/năm.

Như vậy, có thể nói ngành bia Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại do đã đạt đến quy mô lớn (thị trường tiêu thụ bia lớn thứ  8 thế giới trong năm 2016 với 3,8 tỷ lít).

Các công ty sản xuất và/hoặc phân phối bia có thị phần lớn tại Việt Nam năm 2016

Thị trường bia Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây các doanh nghiệp (DN) nội địa lại thể hiện sức chiến đấu có phần “hụt hơi”, tạo điều kiện để DN ngoại thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.

 

Cũng như các thị trường bia khác, thị trường bia tại Việt Nam có mức độ tập trung tương đối cao, với 5 hãng bia sở hữu 92% thị phần toàn ngành. Trong đó, Sabeco và Habeco chiếm hơn 60% thị phần, lần lượt là 46% và 16% tổng sản lượng bia tiêu thụ toàn ngành trong năm 2016.

 Như vậy, xét đến năm 2016, các công ty bia nội địa là vẫn giữ vị thế dẫn đầu thị trường Việt Nam. Điều này là nhờ vào thói quen tiêu dùng cũng như mức thu nhập chung của người Việt Nam phù hợp với phân khúc bia trung cấp địa phương và mức độ hiểu biết của người dân về các dòng bia ngoại vẫn chưa nhiều.

Mức độ nhận biết và tin dùng các sản phẩm bia tại Việt Nam

Về phân khúc sản phẩm, chúng tôi chia thị trường làm ba phân khúc chính: bia cao cấp, bia trung cấp và bia bình dân.

Các sản phẩm bia cao cấp thường được tầng lớp trung lưu, thu nhập từ mức trung bình trở lên, tiêu thụ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Thống trị phân khúc này vẫn là các hãng bia ngoại được người tiêu dùng nhận diện là các thương hiệu đại diện cho chất lượng và địa vị xã hội như  Heineken, Sapporo, Carlsberg, Budwiser với mức độ nhận biết và tin dùng lần lượt là 71,7%; 62,1%; 87% và 81,6%  . Ngoài ra, góp mặt ở phân khúc bia cao cấp còn có 1 hãng bia nội Saigon Special, 1 sảm phẩm của Sabeco với mức độ nhận biết và tin dùng là 54,9%.

Mặt khác, hai doanh nghiệp bia nội lớn nhất trong nước là Sabeco các sản phẩm bia 333, Saigon lager (mức độ nhận biết và tin dùng lần chiếm 95% và 74,2%) và  Habeco với sản phẩm bia Hà Nội( mức độ nhận biết và tin dùng chiếm 52%) lại tập trung vào phân khúc bia tầm trung.

Bên cạnh đó, phân khúc giá bình dân là phân khúc chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn thứ hai thị trường (gần 31% năm 2016) với sản phẩm phổ biến nhất là bia huda, sư tử trắng, larue và halida với mức độ nhận biết và tin dùng lần lượt chiếm 60,2%; 24,3%; 33,3% và 55,7% .

Kết luận

Thị trường bia trong nước hiện đang có mức độ tập trung tương đối cao, với 4 thương hiệu lớn Sabeco, Habeco, Heineken và Carlsberg chiếm hơn 90% thị phần toàn ngành. Bên cạnh đó, độ phủ của các hãng bia còn có xu hướng phân chia theo miền.

Về phân khúc sản phẩm, Sabeco và Habeco thống lĩnh phân khúc bình dân và trung cấp; trong khi đó phân khúc bia cao cấp lại thuộc về các hãng bia ngoại. Không chỉ gặp cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất trong nước, bia Việt còn phải cạnh tranh với các loại bia nhập khẩu đang ồ ạt tiến vào thị trường. Trong những năm tới đây, do thị hiếu người tiêu dùng trong nước thay đổi, các loại bia mới, đặc biệt là bia nhập khẩu trong phân khúc cao cấp, sẽ hiện diện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam, tạo áp lực lên các loại bia sản xuất trong nước bắt buộc phải nâng cấp cả về chất lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm.

Với thế mạnh của 1 chuyên trang hàng đầu về cơ sở dữ liệu tri thức kinh tế, nhằm hỗ trợ khách hàng có được những thông tin tức thời, chính xác, chất lượng trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, chuyên trang Vibiz.vn với 2 giải pháp: Cập nhật thông tin tự động, và phân tích thông tin theo yêu cầu sẽ hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất dựa trên thông tin thực theo thời gian thực, cũng như nâng cao sức cạnh tranh.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn các dịch vụ báo cáo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, thương hiệu.

Theo Vibiz

Tìm kiếm chúng tôi