Tin hot

Nuôi biển tự nhiên, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững


Tại hội thảo “Nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” các đại biểu cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp, đồng bộ về phát triển nuôi biển hiệu quả, bền vững.

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, cần có sự chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như cộng đồng ngư dân (Ảnh Đ.Minh)

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, cần có sự chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như cộng đồng ngư dân (Ảnh Đ.Minh)

Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hội thảo “Nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” tại TP Hội An.

Lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản

Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học được nghe giới thiệu các công nghệ, phương thức mới của việc nuôi biển tự nhiên gắn với bảo tồn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản; vai trò của các khu bảo tồn biển trong hoạt động bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản... cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp, đồng bộ về phát triển nuôi biển hiệu quả, bền vững.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, với điều kiện thuận lợi và phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngành thủy sản có những bước phát triển đáng khích lệ (ảnh Đ.Minh)

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, với điều kiện thuận lợi và phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngành thủy sản có những bước phát triển đáng khích lệ (ảnh Đ.Minh)

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Quảng Nam có bờ biển dài hơn 125km, ngư trường khai thác rộng hơn 40.000km2. Tỉnh có 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển với 34 xã có nghề khai thác hải sản với tổng số 2.715 phương tiện, cùng nhiều cửa sông, lạch, lớn nhỏ với khoảng 30.000ha mặt nước, trong đó có khoảng 10.000ha bãi triều thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Nam có cụm đảo Cù Lao Chàm, cách TP Hội An 15km, gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1km2. Phía Nam có khu vực vũng An Hòa, mũi Bàn Than, xã Tam Hải, huyện Núi Thành. Xung quanh các khu vực có các đảo nhỏ, chất lượng môi trường nước phù hợp có thể phát triển nuôi lồng bè.

Với điều kiện thuận lợi cùng với phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Qua đó, giá trị sản xuất tăng từ 3.780 tỷ đồng năm 2018 lên 4.373 tỷ đồng năm 2022 (tốc độ tăng bình quân giá trị đạt 3,57%/năm). Ngành thủy sản chiếm tỷ trọng gần 30% trong cơ cấu ngành nông nghiệp; giải quyết việc làm cho hơn 16.000 lao động trực tiếp, khoảng 3.000 người lao động gián tiếp, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quảng Nam với 34 xã có nghề khai thác hải sản với tổng số 2.715 phương tiện và 30.000ha mặt nước thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (ảnh Đ.Minh)

Quảng Nam với 34 xã có nghề khai thác hải sản với tổng số 2.715 phương tiện và 30.000ha mặt nước thuận lợi cho công tác nuôi trồng thủy sản (Ảnh: Đ.Minh)

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, mặc dù trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Nam đã quan tâm và có nhiều giải pháp để ngăn chặn xử lý nhưng tình trạng dùng kích thước mắt lưới nhỏ quá mức cho phép để khai thác, xung điện... vẫn thường xuyên diễn ra. Trong khi đó, lực lượng thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quá mỏng, địa bàn hoạt động rộng nên công tác tuần tra, kiểm soát trên biển để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chưa đáp ứng yêu cầu.

Hiện nay, các nguồn tài nguyên sinh vật biển đã và đang đứng trước nguy cơ suy giảm, cạn kiệt do nhiều tác động của các hoạt động kinh tế trên đất liền và trên biển. Mặc dù trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh đã quan tâm và có nhiều biện pháp để ngăn chặn và xử lý, song tình trạng dùng kích thước mắt lưới nhỏ quá mức cho phép để khai thác, te điện, lưới kéo... không theo quy định vẫn thường xuyên diễn ra.

Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo tập trung phát triển nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Từ định hướng đó, bước đầu tỉnh đã có 25 lồng nuôi cá bằng nhựa HDPE của 5 hộ gia đình thả nuôi tại khu vực cửa biển, sông nước lợ tại huyện Núi Thành nhằm giảm bớt áp lực từ khai thác hải sản; đồng thời tăng cường xây dựng các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sớm quy hoạch và giao khu vực biển lâu dài cho người dân

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp về nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao công nghệ nuôi thiên nhiên các loài sinh vật có giá trị như: Bào ngư, hải sâm, vú nàng, ốc đụn cái… phục vụ nhu cầu thuỷ sản cao cấp; thiết lập và quản lý hiệu quả các vườn biển do doanh nghiệp điều hành phục vụ du lịch sinh thái biển và khai thác thương mại.

Đồng thời, địa phương nghiên cứu và triển khai thiết lập các khu duy trì nguồn giống thuỷ sản phục vụ khai thác thuỷ sản hiệu quả và bền vững; đầu tư xây dựng và triển khai các trang trại nuôi biển tự nhiên, áp dụng quan điểm đa loài, khép kín chuỗi thức ăn...

Các đại biểu, chuyên gia ngành thủy sản đề xuất một số giải pháp về nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao công nghệ nuôi thiên nhiên các loài sinh vật có giá trị (ảnh Đ.Minh)

Các đại biểu, chuyên gia ngành thủy sản đề xuất một số giải pháp về nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao công nghệ nuôi thiên nhiên các loài sinh vật có giá trị (Ảnh Đ.Minh)

Được biết, hiện nay, tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở những địa phương còn tiềm năng để phát triển. Cùng với đó, ngành thủy sản tăng cường xây dựng các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Rạn Bà Đậu, xã Tam Tiến với tổng diện tích được phân vùng bảo vệ khoảng 64ha, nhằm bảo vệ nơi trú ẩn và sinh sản cho các loài thủy sản; góp phần phục hồi, tái tạo, nguồn lợi thủy sản, giữ cân bằng hệ sinh thái môi trường; bảo tồn cảnh quan sinh thái để phát triển kinh tế thủy sản gắn với phát triển du lịch, đem lại thu nhập bền vững cho cộng đồng.

“Để bảo tồn biển và nuôi biển tự nhiên tốt, địa phương sẽ kiến nghị Chính phủ sớm quy hoạch không gian biển, có quy định rõ ràng để các doanh nghiệp đầu tư và phát triển trong không gian biển này. Nguồn lợi biển là rất lớn và có cơ sở dữ liệu chung cho mọi người dân, mọi nhà đầu tư”, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị.

Nuôi biển gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản bền vững là vấn đề cấp thiết ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh, thành phố ven biển nói chung (ảnh Đ.Minh)

Nuôi biển gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản bền vững là vấn đề cấp thiết ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh, thành phố ven biển nói chung (ảnh Đ.Minh)

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung, ông Nguyễn Hoàng Anh (một doanh nghiệp chuyên nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Bình Thuận) đề xuất: Lâu nay nuôi biển ở Việt Nam hầu như là tự phát, người dân nuôi không có quy hoạch, chưa có cơ chế chính sách nào rõ ràng và họ tự thân vận động nên hiệu quả không cao. Do đó, chúng ta cần tạo ra sự phối hợp, kết hợp một cách đồng bộ.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, đầu tiên phải có quy hoạch thống nhất, giao quyền cụ thể cho chủ thể tham gia đầu tư. Nếu làm được việc này nhanh chóng, đồng bộ thì nghĩa vụ và bảo vệ trong phát triển kinh tế biển đảm bảo sản phẩm xanh, đảm bảo về nguồn lợi biển mới phát huy tác dụng.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho rằng, muốn doanh nghiệp, người dân đầu tư một cách bài bản thì giao khu vực biển nuôi trồng lâu dài, ít nhất 20 đến 30 năm. Nếu không, người dân mãi mãi nuôi lồng thủ công.

“Hiện, các doanh nghiệp nuôi biển thật sự và quy mô lớn thì chỉ có dưới 10 doanh nghiệp. Đây là sự chênh lệch rất lớn, tức là nghề cá, trong đó có nghề nuôi biển mới tập trung khu vực nhỏ của dân. Chúng ta cần phải nhanh chóng chuyển từ phương thức thủ công qua công nghiệp.

Về phía quản lý Nhà nước, vấn đề giao biển lâu dài cho dân như Nghị định 11 ban hành từ năm 2021 nhưng đến nay chưa một địa phương nào thực hiện được”, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nhấn mạnh.

Tác giả: Đoàn Minh
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm chúng tôi