Do vậy, mỗi chuyến biển hành nghề mành trủ, ngư dân khai thác được từ 120-150 giỏ ruốc hoặc cá hố, cá cơm (13-15 kg/giỏ). Đáng chú ý, nếu gặp luồng cá lớn, có thể khai thác được 200-220 giỏ. Nếu như cá hố được bán làm thực phẩm hoặc thức ăn cho các đối tượng thủy sản nuôi, với giá bán chỉ 130.000 đồng/giỏ, thì ruốc và cá cơm còn được tiêu thụ ra thị trường để làm nguyên liệu chế biến ruốc khô, mắm ruốc, nước mắm hoặc chế biến các mặt hàng thủy sản khô xuất khẩu nên giá bán tương đối cao, từ 170.000-300.000 đồng/giỏ.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, hiện nay tại 2 xã An Hòa Hải và An Chấn có khoảng 60 phương tiện tham gia hành nghề khai thác thủy sản bằng mành trủ. Nhờ kinh phí đầu tư cho một chuyến biển khai thác thủy sản vùng lộng thấp, trong khi sản lượng khai thác đạt ở mức cao, nên mỗi chuyến biển, ngư dân lãi từ 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, việc ngư dân trúng đậm các đối tượng thủy sản vùng lộng còn đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu chế biến hải sản dồi dào và tạo việc làm cho lao động tham gia dịch vụ hậu cần tại địa phương.
KHẮC NHO