Tin hot

Xuất khẩu hàng dệt may sang Nga: Giải bài toán vận chuyển


Các chuyên gia đã đưa ra lời giải cho bài toán vận chuyển giúp hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nga thuận lợi hơn, nhất là trong thời điểm hiện tại.

ung lượng thị trường hàng dệt may Nga không nhỏ, trên 13 tỷ USD gần tương đương với thị trường Hàn quốc. Tuy nhiên xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nga mới chỉ đạt khoảng 0,59 tỷ USD, chiếm 4,5% tỷ trọng xuất khẩu của ngành.

Dệt may Việt Nam được nhận định có cơ hội gia tăng thị phần tại Nga. Thậm chí doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác sản xuất để xuất khẩu hàng hoá sang Nga và các thị trường khác do hai nước là thành viên của một số hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý xa, đồng nghĩa với chi phí vận chuyển cao khiến doanh nghiệp e ngại.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, thời điểm hiện tại, để tìm được hãng tàu vận chuyển hàng hoá sang Nga cực kỳ khó khăn. Ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết: Thậm chí hàng hoá đã sản xuất xong mà doanh nghiệp không thể xuất hàng. Điều này khiến hàng dệt may Việt Nam kém cạnh tranh hơn hàng hoá cùng loại đến từ Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ, Bangladesh.

“Không chỉ giao hàng, có thời điểm chuyển vận đơn, chuyển tiền thanh toán cũng gặp khó mang lại rủi ro cho doanh nghiệp”, ông Trương Văn Cẩm nói.

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong vận chuyển hàng dệt may đi Nga
Xuất khẩu hàng dệt may sang Nga: Giải bài toán vận chuyển

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU) tuy chỉ quy định xuất xứ 1 công đoạn nhưng áp dụng quy chế phòng vệ thương mại ngưỡng. Trước đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nga quá thấp, việc lấy tỷ lệ 150% so với 3 năm trước để làm căn cứ để tính ngưỡng là quá thấp. Thực tế, đã nhiều lần EAEU, Nga đưa ra cảnh báo vượt ngưỡng với hàng dệt may Việt Nam. Điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi khi ký đơn hàng không nắm được tổng thể và tiềm ẩn rủi ro bởi hàng đã sản xuất xong không giao hàng thì không thu hồi được vốn, giao hàng phải chịu mức thuế cao hơn.

Với những khó khăn trên, Ông Trương Văn Cẩm đề nghị: Trong bối cảnh hiện nay xuất nhập khẩu hàng hoá tiềm ẩn nhiều rủi ro vượt tầm giải quyết của doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ hai nước cần có định hướng nhằm đảm bảo an toàn cả về người và hàng hoá xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương làm việc với Nga và đối tác trong EAEU xoá bỏ hoặc nâng ngưỡng xuất khẩu hàng dệt may để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan thương mại Việt Nam tại Nga thông tin cho doanh nghiệp về thị hiếu tiêu dùng, văn hoá, giá cả.

Đưa ra những thông tin tích cực, có thể giúp doanh nghiệp khắc phục được khó khăn trong công tác vận chuyển, ông Dương Hoàng Minh- Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nga cho hay: Vận chuyển giữa Nga và Việt Nam sắp tới sẽ được cải thiện, đặc biệt khi tuyến đường biển vận tải hàng hoá trực tiếp giữa hai nước đã đi vào hoạt động từ tháng 5 năm nay giúp thông thương hàng hoá trong thời gian ngắn nhất.

Tuyến đường biển trực tiếp này kết nối giữa thành phố Vladivostok với Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Theo tuyến đường trực tiếp này, hàng hoá từ thành phố Hồ Chí Minh có thể vận chuyển tới Nga trong thời gian 9-12 ngày và đến Moskva trong vòng từ 25 – 30 ngày. Ngắn hơn rất nhiều so với thời gian vận chuyển trước khi xảy ra dịch Covid-19 là từ 45-50 ngày, trong thời gian đại dịch có thể lên đến vài tháng.

“Ngoài đường biển, đường sắt, phía Việt Nam đang làm việc với Uzbekistand để kết nối đường hàng không từ quốc gia này, nếu được, thời gian vận chuyển hàng hoá sang Nga nhanh hơn rất nhiều, khoảng 12-13 giờ”, ông Dương Hoàng Minh nói.

Bên cạnh việc thúc đẩy xuất khẩu thông thường, ông Andrey Pecherin – Trưởng ban Kinh tế, Cơ quan Đại diện thương mại Nga tại Việt Nam cho rằng, còn có cơ hội khác cho doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nga đang cân nhắc lựa chọn nội địa hóa các cơ sở sản xuất của họ tại Việt Nam.

Trong bối cảnh một số thương hiệu quần áo và giày dép lớn trên toàn cầu rút lui khỏi thị trường Nga, việc phát triển hợp tác thành lập các liên doanh về may mặc càng trở nên phù hợp hơn, mở ra cơ hội lớn cho các công ty Nga. Một trong những cơ hội đó là sử dụng các ưu đãi của Việt Nam và tái xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN.

Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may cũng đồng tình và đề xuất Chính phủ hai nước tăng cường các biện pháp thúc đẩy đầu tư Nga sang Việt Nam và ngược lại. Hiện ngành dệt may Việt Nam thu hút 32,9 tỷ USD đầu tư, trong khi vốn từ Nga tính đến hết năm 2021 mới chỉ có 8 dự án với 22,9 triệu USD.

Việt Nga

Nguồn:kinhtevn.com.vn Copy link
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm chúng tôi