Tăng năng suất lao động
Từ năm 2025, Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình để chuyển mạnh sang giai đoạn trở thành nước thu nhập trung bình cao năm 2030 và nước công nghiệp có thu nhập cao năm 2045. Tốc độ tăng trưởng bình quân có thể đạt 2 con số từ năm 2026.
Đây là thời điểm Việt Nam có khả năng rất cao trở thành nước phát triển cao và là thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Thực chất, đây là quá trình chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế từ mô hình dựa vào nguồn lực hay hiệu quả sang mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, để đạt được tốc độ tăng trưởng chưa từng có này, bên cạnh việc tích lũy đáng kể nguồn lực phát triển trong 40 năm đổi mới liên tục và quyết liệt, tạo lập được những nền tảng phát triển quan trọng, cần đổi mới thực chất mô hình tăng trưởng, trong đó phải lấy công nghệ cao làm nòng cốt và yếu tố cốt lõi. Các loại công nghệ được ưu tiên là công nghệ vật liệu bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, tự động hóa, dữ liệu, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ.
Đồng quan điểm, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chỉ ra, bài học của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy công nghệ cao là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh và giàu mạnh. Việt Nam cũng không còn con đường nào khác. Chưa bao giờ những thành tựu khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo tác động đến mọi hoạt động của đời sống xã hội và toàn cầu nhanh, mạnh mẽ như hiện nay.
Theo bảng xấp hàng chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) hàng năm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), có thể nhận thấy, các quốc gia đều coi trọng đổi mới sáng tạo. Hầu như các quốc gia đều coi đổi mới sáng tạo là phương tiên duy nhất và hiệu quả nhất để cải thiện vị thế quốc gia. Tất cả các nguồn lực trình độ cao hay cụ thể hơn là nguồn lực tinh hoa đều tập trung vào việc cải thiện chỉ dố đổi mới sáng tạo này.
Một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo liên tục nhằm tạo chỗ dựa đế đổi mới vững chắc mô hình tăng trưởng, giải phóng tiềm năng phát triển, phát huy cao nhất yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu là cần gia tăng chi nghiên cứu và phát triển (R&D). Hầu như có sự chạy đua quyết liệt giữa các quốc gia trong việc sử dụng R&D để đạt được đỉnh cao về công nghệ cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh công nghệ, thương mại hóa và tạo lợi thế từ độc quyền công nghệ cao. Nói cách khác, công nghệ cao trở thành mục tiêu cần được làm chủ và đây cũng là dấu hiệu cho thấy sứ mệnh đặc biệt quan trọng của công nghệ cao trong quyết định vị thế chiến lược cửa các quốc gia.
Thực tế cho thấy, trong cả giai đoạn 2013-2023, chi R&D của Việt Nam còn khá khiêm tốn, chỉ từ 0,3 đến hơn 0,5% GDP. Con cố này về tuyệt đối tăng lên đáng kể song so với các nước có tiềm lực đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới còn số này thấp hơn 4-8 lần. Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ này cao nhất khoảng 5% GDP các các nước còn lại như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc (trừ Hồng Công), EU đều thấp từ 3-4%.
Đây là số liệu cho thấy tiềm năng phát triển công nghệ cao của Việt Nam còn rất lớn nếu tăng chi R&D đáng kể và sử dụng hiệu quả. Trạng thái phát triển công nghệ cao sẽ được thay đổi đáng kể khi đẩy mạnh khai thác nguồn đầu tư này cả từ tư nhân và nhà nước.
Đi đầu, thay đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu
Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu là phương tiện để tạo đà vươn mình đất nước giai đoạn mới. Công nghệ cao là cốt lõi của mô hình tăng trưởng mới. Cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy Việt Nam có điều kiện để phát triển công nghệ cao phục vụ giai đoạn chuyển mình hiệu quả. Trong giai đoạn vươn mình, tăng trưởng có thể đạt 2 con số từ năm 2026. Việt Nam đang kết nối với các tập đoàn công nghệ hàng đầu để vướn mình tới công nghệ cao. Điều đó cho thấy việc phát triển công nghệ cao được coi trọng gắn với đổi mới sáng tạo.
Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, công nghệ cao cần có sứ mệnh đi đầu để thay đổi mô hình tăng trường, tăng năng suất lao động, khẳng đinh vị trí và vai trò không thể thay đế trong mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, sức lan tỏa lớn và chuyển đất nước sang giai đoạn công nghiệp hóa cao, hướng tới nước công nghiệp để có thể gia nhập vào nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất năm 2045.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, để đạt được sứ mệnh đó của công nghệ cao ở Việt Nam cần có các giải pháp nhất định. Trước hết, cần nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và thậm chí quyết định công nghệ cao trong việc cải thiện vị thế quốc gia trong dài hạn và bối cảnh phát triển mới. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông hiệu quả về công nghệ cao để huy động lớn nhất mối quan tâm và nỗ lực liên tục phát triển tất cả các hướng công nghệ cao.
Song song với đó, cần có hệ sinh thái phát triển công nghệ cao trên cơ sở Đề án và Luật Công nghệ cao cũng như các quy định khác có liên quan. Đầu tư nhiều hơn và công nghệ cao và có cơ chế ưu đãi, khuyến khích hiệu quả công nghệ cao. Phát triển thị trường công nghệ cao gắn với mô hình hợp tác đầu tư phát triển công nghệ cao hoặc liên doanh quốc tế phù hợp.
Đặc biệt, cần coi trọng phát triển đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, coi trọng các trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo và xây dựng chuỗi sản phẩm công nghệ cao, kết nối trung tâm công nghệ cao trong nước và quốc tế và có giải pháp rút ngắn khoảng cách phát triển, thâm chí sáng tạo mô hình phát triển mới hiệu quả và bắt kịp xu hướng thế giới.
Mặt khác, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ cao cần có chiến lược đầu tư làm chủ và phát triển công nghệ cao quyết liệt. Cần có chính sách doanh nghiệp phát triển công nghệ này hiệu quả và quyết liệt. Cần coi trọng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt đỉnh cao của công nghệ trong giai đoạn phát triển mới. Tích cực chủ động học hỏi kinh nghiệm và thực tiễn tốt để áp dụng thích hợp vào từng lình vực công nghệ cao phù hợp.